Xe đi Campuchia lễ Pchum Ben
Tại Việt Nam có ngày Lễ Vu Lan hay tháng cô hồn vào tháng 7 âm lịch, [phải nói năm 2022 ở Campuchia có ngày lễ tương tự gọi là Chum hay Pchum Ben. Lễ hội Chum Campuchia là dịp để cầu siêu cho các vong hồn và thể hiện sự tưởng nhớ đến người thân đã mất. Cùng Luhanhvietnam tìm hiểu về ngày lễ này trong bài viết dưới đây nhé!
Lễ hội Chum Campuchia tổ chức khi nào?
Lễ hội Chum Campuchia hay Lễ hội Pchum Ben được tổ chức vào 15 ngày đầu tháng 10 theo lịch riêng của người Khmer, gọi là tháng Pheakta Bot. Tính theo dương lịch, nó rơi vào tháng 9 hàng năm.
Trong 15 ngày này, 14 ngày đầu tiên gọi là Kan Ben, ngày thứ 15 gọi là Brochum Ben hay Pchum Ben, cũng là ngày trọng đại nhất. Ngày thứ 15 cũng là ngày kết thúc 3 tháng an cư tịnh tu của các nhà sư tăng, còn gọi là ngày mãn hạ, dâng y.
Theo ngôn ngữ của người Khmer, tên gọi lễ hội Pchum Ben có nghĩa là cuộc gặp gỡ, cuộc hội ngộ. Người Khmer tin rằng, đây là khoảng thời gian con cháu, những người còn sống được gặp gỡ ông bà tổ tiên, những người thân đã mất.
Chính bởi ý nghĩa này mà Lễ hội Chum Campuchia còn được gọi là Lễ cầu siêu của người Khmer. Xe đi Campuchia khuyến mại tháng 5 Đây là dịp để con cháu tưởng nhớ và cầu chúc những điều tốt đẹp gửi tới những người thân đã mất của mình. Đây cũng là dịp để tỏ lòng thành kính, biết ơn và mong vong linh của tổ tiên, ông bà sớm được đầu thai làm người, nhận những điều tốt đẹp và may mắn.
Nguồn gốc Lễ hội Chum Campuchia và Xe đi Campuchia lễ Pchum Ben
Có một câu chuyện được cho là nguồn gốc sinh ra Lễ hội Chum Campuchia này. Câu chuyện được kể rằng, trong một buổi lễ tôn giáo, một số người thân của vua Bath Pempeksa đã bất chấp luật lệ và nghi thức mà ăn trước khi nhà sư làm lễ. Những người này sau khi chết đã phải nhận trừng phạt, trở thành ma quỷ.
Khi tu sĩ Kodak Son Thor được giác ngộ và trở thành phật, những hồn ma này đến gặp và hỏi Ngài rằng: “Khi nào chúng tôi mới được ăn?”. Ngài chỉ từ tốn trả lời lại chúng rằng: “Các ngươi hãy đợi đến khi vị Phật tiếp theo giác ngộ. Khi đó các ngươi sẽ được ăn. Còn trong thời kỳ của ta, các ngươi không được phép ăn uống.”
Sau đó, trải qua nhiều đời tu sĩ khác nhau mà những con ma này vẫn chưa được ăn. Lần nào đến thời kỳ của vị Đức Phật tiếp theo chúng cũng đến hỏi câu hỏi “Khi nào chúng tôi được ăn?” và đều nhận được câu trả lời giống nhau.
Cuối cùng, cho đến đời Đức Phật cuối cùng, Ngài Preah Samphot thì chúng mới nhận được câu trả lời rằng: “Các ngươi hãy chờ cho đến khi vua Bath Pempeksa – người thân của các người đến xin và cúng thì các người sẽ được ăn”.
Sau đó, nhà vua Pempeksa đã thực sự tổ chức lễ cúng dường, không chỉ cho người thân của ông mà còn cho tất cả hồn ma dã quỷ lang thang khác. Nhờ lòng từ bi của vua Pempeksa, tất cả những linh hồn dã quỷ này đều được ăn no và được siêu thoát.
Bắt nguồn từ câu chuyện này, Lễ hội Chum Campuchia được tổ chức hàng năm để cầu siêu cho tất cả linh hồn chưa được siêu thoát. Có 3 tầng ý nghĩa của lễ hội này với người dân Campuchia, đó là cầu tốt lành cho bản thân, cho người thân và tỏ lòng thành kính với người đã khuất. Đây là dịp lễ rất quan trọng và tất cả mọi người dân Campuchia đều tham gia, từ những người không theo đức tin nào cũng vẫn rất mong chờ đến lễ hội này.
Những hoạt động chính trong Lễ hội Chum Campuchia
Hoạt động quan trọng nhất trong Tết Chum Campuchia là tụng kinh cầu phúc và cầu nguyện cứu độ vong linh. Các nhà sư sẽ tụng kinh bằng tiếng Pali cả ngày lẫn đêm để cầu nguyện. Nghi thức “mở cửa địa ngục” cũng được thực hiện để cứu giúp những linh hồn bị nhốt và phải chịu cực hình đau khổ. Việc này cũng giúp các linh hồn được quay trở về gặp người thân trong mùa lễ hội.
Hoạt động không thể thiếu khác là cúng dường vật phẩm lên cho các chư tăng. Việc này nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn với các vị sư, cũng là cách tạo phước cho chính mình. Việc làm này cũng là để tích đức cho người thân sớm được siêu thoát. Trước đây họ còn rải thức ăn ra đường cho linh hồn lạc lõng nhưng giờ không còn nữa vì hành động này bị coi là lãng phí thức ăn.
Vào ngày lễ hội, mọi người mặc quần áo đẹp, nô nức đến các ngôi chùa. Họ mang theo thức ăn đến để dâng lễ cúng. Sau khi các nhà sư làm lễ xong, nhà sư sẽ ban lời chúc tốt đẹp cho mọi người. Sau đó, lễ được hạ xuống và mọi người cùng ăn với nhau.
Ngoài các hoạt động mang ý nghĩa tôn giáo ở trên, nhiều người cũng tổ chức làm từ thiện, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong dịp Lễ hội Chum Campuchia. Đây cũng là hành động để tích công đức cho bản thân và gia đình.
Lễ hội Chum Campuchia là một nét đẹp truyền thống nên được giữ gìn lâu dài. Nó nhắc nhở mọi người phải luôn biết ơn và tưởng nhớ đến người thân, ông bà, tổ tiên đã mất. Đồng thời, khuyến khích mọi người làm việc thiện để tích đức cho mình. Nếu tò mò về lễ hội này, bạn nên du lịch Campuchia tự túc để tận hưởng không khí lễ hội nhé!
Comments are closed.